Daffodil Pediatrics
 
 

Mẹo giải quyết các rắc rối trong bữa ăn

Trẻ nhỏ cần dinh dưỡng từ nhiều loại thức ăn để có sức khỏe tốt. Nhưng nếu trẻ chỉ thích ăn mì ống và pho mát, mà không để mắt tới rau quả thì sao?

Dưới đây là thông tin từ Viện Nhi khoa Mỹ, giúp bạn hướng trẻ tới một thực đơn lành mạnh hơn, và giảm những rắc rối về thức ăn. Nếu có câu hỏi về dinh dưỡng cho trẻ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng.

Hướng trẻ tới thực đơn lành mạnh hơn

Học được thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ, trẻ sẽ biết chọn những món ăn tốt cho sức khỏe khi lớn lên. Các bậc cha mẹ có thể:

Làm gì khi trẻ quấy phá trong bữa ăn

Những bậc cha mẹ hay để ý tới con sẽ coi thói quen ăn uống kì quặc của trẻ là vấn đề. Tuy nhiên thời kì thèm ăn, sợ thức ăn mới hay các vấn đề ăn uống khác của trẻ thường chỉ là những hiện tượng rất bình thường trong quá trình lớn khôn.

Đừng lo nếu trẻ bỏ bữa hay không chịu ăn rau trên đĩa. Hãy biết nghĩ thoáng và sắp xếp cho trẻ một thực đơn giàu dinh dưỡng và lành mạnh. Đừng quên sáng tạo! Những món ăn nhiều màu sắc, hình dáng bắt mắt được xếp ngay ngắn trên đĩa sẽ kích thích trí tò mò của trẻ. Hãy chuẩn bị các món ăn vặt giàu dinh dưỡng để giải quyết vấn đề kén ăn. Dần dần, trẻ sẽ được cung cấp mọi thứ cần thiết để lớn và phát triển.

Đừng ép con bạn ăn. Dù cha mẹ là người biết rõ nhất trẻ nên ăn gì và vào lúc nào, thì trẻ mới là người biết rõ ăn bao nhiêu là vừa. Thức ăn là để cung cấp dinh dưỡng, chứ không nên dùng để thưởng hay phạt. Dùng thức ăn để dụ dỗ trẻ sẽ gây ra nhiều rắc rối hơn là lợi ích sau này.

Trẻ thường muốn tỏ rõ sự tự lập trong bữa ăn. Đôi khi thức ăn không phải điều bạn cần quan tâm. Ăn uống chính là một cách để trẻ tìm hiểu về thế giới.

Giúp trẻ thèm ăn!

Năng động, cộng với thực đơn lành mạnh, ta sẽ được sức khỏe tốt… và thói quen ăn uống tốt! Và đó là bài tập tốt nhất cho trẻ sơ sinhtrẻ nhỏ.

Rắc rối cho cha mẹ… Điều nên làm…
Ăn quá nhiều: Chỉ ăn một món, suốt nhiều bữa liên tục
  • Đảm bảo con bạn đã đói khi tới bữa ăn. Chỉ chuẩn bị cho trẻ đồ ăn vặt lành mạnh, và không nên quá gần giờ cơm.
  • Cứ để trẻ ăn đồ mình thích nếu món đó có lợi cho sức khỏe.
  • Khuyến khích trẻ ăn những món khác trước khi bày món trẻ thích ra bàn
  • Hãy kiên nhẫn. Sau một vài ngày, trẻ sẽ thử các món ăn khác.
  • Hiện tượng ăn quá nhiều thường không kéo dài, không gây hậu quả.
Bỏ ăn: Không chịu ăn những món trong bữa, có thể gây ra “hội chứng bữa cơm nấu vội”
  • Đảm bảo con bạn đã đói khi tới bữa ăn. Chỉ chuẩn bị cho trẻ đồ ăn vặt lành mạnh, và không nên quá gần giờ cơm.
  • Mỗi bữa ăn phải luôn có bánh mì nguyên cám và trái cây để trẻ được ăn món mình thích. Không nên cho trẻ ăn nhiều bữa.
  • Đừng ngại để trẻ đói bụng nếu trẻ không chịu ăn.
“Bệnh TV”: Muốn xem TV trong khi ăn
  • Hãy tắt TV trong khi ăn. TV khiến các thành viên trong gia đình trò chuyện với nhau ít hơn, và làm trẻ mất tập trung vào bữa ăn. Bữa ăn thường là thời gian duy nhất để cả nhà quây quần bên nhau, nên hãy biết tận dụng.
Hay cằn nhằn: Than vãn về thức ăn trong bữa
  • Nếu trẻ chê đồ ăn, hãy động viên trẻ ăn thử. Nếu cơn giận dỗi vẫn không kết thúc, hãy bắt trẻ về phòng hoặc ngồi xa bàn ăn cho tới khi bữa ăn kết thúc. Chỉ cho phép trẻ ăn tiếp khi trẻ hứa không phàn nàn.
  • Nếu con bạn đói và muốn ăn tiếp, hãy vui vẻ dẫn trẻ về bàn cùng gia đình.
  • Đừng để trẻ rời bàn với đồ ăn trên tay, rồi sau đó quay lại để thưởng thức món tráng miệng.
“Khẩu phần ăn kiểu Mỹ”: Chỉ ăn bánh mỳ trắng, khoai, mì ống và sữa.
  • Khuyến khích trẻ ăn món mình thích. Đừng ép trẻ ăn những món khác. Càng quan tâm tới thói kén ăn của trẻ chỉ càng khiến trẻ muốn ăn ít món hơn.
  • Cung cấp thực đơn gồm nhiều nhóm thức ăn.
  • Hãy kiên nhẫn. Sẽ có lúc trẻ tìm ăn những món mới.
FSợ thức ăn mới: Từ chối thử món lạ
  • Lồng các món mới vào mỗi bữa ăn.
  • Động viên trẻ ăn một ít đồ ăn mới, thay vì bắt ép.
  • Hãy kiên nhẫn. Có thể sau nhiều bữa trẻ mới sẵn sàng thử món lạ… và sau nhiều lần thử, món ăn đó mới được đưa vào danh sách ưa thích của trẻ.

Lưu ý: Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn đồ ăn có dạng tròn và cứng chưa được được băm nhỏ. Những thức ăn có thể gây tắc đường thở gồm có: các loại hạt; thịt và pho mát miếng lớn; xúc xích, nho; quả lớn (như táo); ngô rang; rau sống; kẹo cứng, mềm; và kẹo cao su. Bơ lạc có thể gây tắc đường thở cho trẻ dưới 2 tuổi.

Nguồn: Feeding Kids Right Isn't Always Easy: Tips for Preventing Food Hassles (Copyright © 2011 American Academy of Pediatrics)

Chúng tôi không cho phép sử dụng thông tin trên thay cho chỉ dẫn của bác sĩ, bởi phương pháp điều trị có thể khác biệt đối với mỗi cá nhân và bệnh trạng.

The Healthy Sidebar
Antibiotics cannot cure a cold - the 'common cold' and 'the flu' are both viruses (also called a viral infections). Anti-biotics only work against bacterial infections. It's not too late to have your child vaccinated again the flu.
Early Onset Puberty - A study conducted by the American Academy of Pediatrics (AAP) has documented that boys in the U.S. are experiencing the onset of puberty six months to two years earlier than reported in previous research.
Obstacles to Physical Activity. There are many benefits of regular physical activity; however, people often have many excuses for not being more physically active. The following information encourages families to consider all the benefits of being physically active and how to overcome some obstacles.
 
 
Daffodil Pediatrics